CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN DỪA SÁP CẦU KÈ xin kính chào quý khách, cảm ơn quý khách đã sử dụng sản phẩm của chúng tôi!
Dừa sáp là đặc sản chỉ có ở huyện Cầu
Kè, tỉnh Trà Vinh. Loại dừa này hầu như không có hoặc
có rất ít nước vì cơm dừa và sáp dừa choáng hết phần ruột bên trong. Cơm dừa
giống như dừa bình thường, ở sát phần sọ dừa. Phần sáp dừa chính là cơm dừa dày
ra, thành lớp dừa non ở trong cùng mềm dẻo và sền sệt, cái tên “dừa sáp” cũng
bắt nguồn từ chính đặc điểm này.
Cách phân biệt dừa sáp với dừa thường?
Thực tế, phân biệt dừa sáp không dễ
dàng, chỉ những người có kinh nghiệm trồng dừa lâu năm mới phân biệt được. Là
một giống dừa riêng nhưng không phải tất cả quả của các cây dừa sáp đều đặc
ruột, có khi trong một buồng hơn 10 quả thì chỉ có khoảng 2-3 quả dừa sáp đặc
ruột.
Có một cách phân biệt dừa sáp với dừa
thường là dùng tay lắc quả dừa sau khi thu hoạch, quả nào không lắc nước hoặc
lắc nước mà tiếng kêu không trong trẻo thì có thể đó là dừa sáp. Một cách nữa
là gõ gõ vào quả dừa, nếu là dừa sáp thì âm thanh sẽ đục hơn do đặc ruột.
Có 5 loại dừa sáp, được phân biệt dựa theo
đặc điểm hình dạng và màu sắc. Đó là:
-
Dừa sáp dài
-
Dừa sáp có
cạnh
-
Dừa sáp tròn
-
Dừa sáp vỏ vàng
-
Dừa sáp vỏ
xanh
Dừa sáp sau khi trải
qua giai đoạn còn non với cơm dừa và nước dừa, sẽ tiếp tục phát triển dày dần
phần cơm dừa lên lấp gần đầy khoảng trống của gáo dừa, chỉ để
lại một không gian nhỏ chính giữa với chất lỏng sệt, có mùi thơm đặc trưng. Cơm
dừa dạng xốp, mềm và dẻo chứ không còn cứng như cơm dừa của các quả dừa khác
Cách thưởng thức?
Thực tế, có thể thưởng thức dừa sáp
bằng cách bổ dừa ra và nạo lấy phần cơm dừa bên trong ăn liền, nhưng có lẽ
thưởng thức bằng cách này chưa chắc đã khiến tất cả thực khách hài lòng.
Thưởng thức dừa sáp đúng chuẩn là nạo
sáp dừa, rồi cho vào máy xay sinh tố với sữa, đường và đá bào làm thành cốc
sinh tố dừa. Cốc sinh tố ngọt thanh, đượm mùi thơm đặc trưng của dừa sáp có thể
làm dịu mát cả cơ thể. Uống hết rồi mà nghe mùi thơm của dừa vẫn còn dậy trong
cuống họng, ngọt lành và mát lịm. Ngoài ra, dừa sáp còn được thưởng thức bằng
cách trộn với đường, sữa dầm với đá và rắc một chút lạc rang (đậu phộng) lên,
bảo đảm vị thơm, ngọt, ngậy khó mà ngấy được.
Các món ăn được chế biến từ dừa sáp:
-
Sinh tố dừa sáp
-
Dừa sáp dầm sữa đá
-
Dừa sáp trộn đường
-
Dừa sáp ăn tươi
-
Dừa sáp dầm trái cây
Cách bảo quản: Bảo quản ngăn
mát
Hạn sử dụng: 30 - 45 ngày